Năng lượng tái tạo giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
Hiện thách thức của mỗi quốc gia là khác nhau nhưng nhu cầu đều giống nhau đó là năng lượng, nhưng khi lựa chọn năng lượng luôn phải chú ý đến biến đổi khí hậu. Do biến đổi khí hậu đang hiện hữu và diễn ra nhanh hơn, đây vừa là thách thức vừa là mục tiêu tương lai đặt ra trong cuộc chiến biến đổi khí hậu.
Yếu tố phát thải CO2 lớn nhất là năng lượng hoá thạch. Khí CO2 sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của trái đất diễn ra nhanh chóng. Chúng tác động làm băng tan tại hai cực khiến gia tăng hiện tượng nước biển dâng cao. Cùng với đó là sự nóng lên của Trái Đất làm cho nước biển ấm lên dẫn đến hệ sinh thái thay đổi, các tầng san hô sẽ chết nhanh hơn và sự sụt giảm các loài cá. Nhu cầu về than của Đông Nam Á hiện nay vẫn tăng và tăng cao nhất với mức 5% so với thế giới.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm sử dụng than nhập khẩu. Theo đánh giá của UNIDO, Việt Nam là nước đứng đầu trong khối ASEAN trong việc khai thác nguồn thủy điện nhỏ công suất đến 10 MW với tổng công suất đặt hiện có là 1836 MW/ tổng tiềm năng 7200 MW. Các dự án thủy điện nhỏ này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư và vận hành với hiệu quả kinh tế cao các trạm thủy điện nhỏ tại một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai…
Ngoài ra, tiềm năng gió của Việt Nam cũng đạt chất lượng tương đối tốt khi có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512GW. Đặc biệt, những vùng ven biển phía Nam có diện tích rộng khoảng 112.000 km2, nhiều khu vực có độ sâu từ 30m đến 60m, diện tích rộng khoảng 142.000 km2.
Hơn nữa, với tổng số giờ nắng trung bình cả nước lên đến trên 2500 giờ/năm và cường độ bức xạ trung bình 4,6 kWh/m2/ngày, theo hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ của cơ quan Trợ giúp năng lượng MOIT/GIZ thì tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất, nối lưới tại Việt Nam khoảng 20.000 MW, trên mái nhà từ 2000 đến 5000 MW.
Thấu hiểu khí hậu Việt Nam và nhằm góp phần giảm thiểu biến đổi khi hậu, năm 2019 Công ty TNHH Năng lượng Hacom đã đưa dự án Nhà máy điện mặt trời Hacom Solar trên diện tích gần 64 ha đi vào hoạt động, cũng như nhanh chóng tiếp tục triển khai dự án điện gió Hoà Bình 5 tại tỉnh Bạc Liêu. Công ty TNHH Năng lượng Hacom nói riêng và Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings (Tổng công ty) nói chung hy vọng các dự án này sẽ đem tới một nguồn năng lượng sạch giúp giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nguồn: Hacom Holdings